WeChoice Awards 2023 là nơi để kể những câu chuyện về lòng dũng cảm và sự tử tế tiếp nối nhau, về những con người dẫu bình thường nhưng vẫn sống một cuộc đời thật trọn vẹn và rực rỡ.

  • Đội hỗ trợ sơ cứu FAS ANGEL WECHOICE
    AWARDS 2023
  • Đội hỗ trợ sơ cứu FAS ANGEL WECHOICE
    AWARDS 2023
  • Đội hỗ trợ sơ cứu FAS ANGEL WECHOICE
    AWARDS 2023
“Anh hùng áo cam” Phạm Quốc Việt: Nếu tôi mất đi, vẫn còn 12 người em cốt cán ở lại. FAS Angel luôn sống để cứu người!
FAS Angel giống như đứa con tôi sinh ra. Tôi sẽ chăm bẵm, nâng niu, duy trì và phát triển, đặc biệt tôi sẽ dành FAS Angel cho thế hệ sau. Nhất định tôi sẽ làm được điều này vì càng ngày càng có nhiều tình nguyện viên tâm huyết, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi với tôi, không còn giống như năm 2017 - khi tôi phải đơn độc một mình đi cứu người nữa.
ĐỂ CỬ
Đội hỗ trợ sơ cứu FAS ANGEL
HẠNG MỤC
Nhân vật truyền cảm hứng
LƯỢT BÌNH CHỌN
Đội ngũ thực hiện
Bài: Anh Ngọc
Ảnh: Ngô Nhung
Thiết kế: Sun
Đạo diễn - Sản xuất:
Nguyễn Xuân Hoàng
Chịu trách nhiệm sản xuất:
Tôn Quỳnh Lâm
Đạo diễn - Sản xuất:
Nguyễn Xuân Hoàng
Quay dựng: Nguyễn Xuân Hoàng
Nội dung: Anh Ngọc
“Anh hùng áo cam” Phạm Quốc Việt: Nếu tôi mất đi, vẫn còn 12 người em cốt cán ở lại. FAS Angel luôn sống để cứu người! - Ảnh 1.

“Anh hùng áo cam” Phạm Quốc Việt: Nếu tôi mất đi, vẫn còn 12 người em cốt cán ở lại. FAS Angel luôn sống để cứu người! - Ảnh 3.

FAS là viết tắt của First Aid Support - Hỗ trợ sơ cứu ban đầu. Angel nghĩa là thiên thần. Thiên thần luôn có 2 sứ mệnh: Trước tiên là bảo vệ người không may mắn bị nạn. Nếu không thể bảo vệ thì sẽ ở bên cạnh để tiễn họ lên thiên đường. Đó là lý do mà anh Phạm Quốc Việt cho ra đời cái tên FAS Angel.

Mỗi ngày, từ khi hoàng hôn phủ bóng tối xuống mọi nẻo đường, cho đến lúc bình minh đánh thức cả đô thành, các thành viên của FAS Angel lại cắm chốt, túc trực trên hè phố, chờ đợi những cuộc gọi để lao đi, quên mình vì các nạn nhân tai nạn giao thông.

Cộng đồng đã rơi nước mắt khi chứng kiến vụ hỏa hoạn tang thương ở Khương Đình. Nhưng ấm lòng hơn khi biết rằng trong vụ hoả hoạn đó, đội trưởng Phạm Quốc Việt cùng đồng đội cứu hộ liên tục trong 8 giờ để cứu sống 12 người mắc kẹt.

Những chiếc áo cam in logo và dòng chữ "Đội hỗ trợ sơ cứu-FAS Angel" đã trở nên quen thuộc với người dân thủ đô Hà Nội. FAS Angel đã nâng niu trong tay hơn 10.000 sự sống qua 17.000 vụ sơ cứu. Những "anh hùng áo cam" ấy đã không nề hà vác trên vai những sinh mạng đang kề cận cái chết để lao đến bệnh viện trong đêm khuya để cứu chữa kịp thời.

30.000 chiếc tem của anh xe ôm Quốc Việt

Năm 2016, trong một chuyến đi đến Tuyên Quang, anh Phạm Quốc Việt bị một chiếc xe máy đâm trực diện vào người. Ngất đi một lúc, khi tỉnh lại toàn thân anh như bị tê liệt, tay chân không thể cử động, chỉ có đầu óc còn tỉnh táo.

Đưa mắt nhìn xung quanh tìm sự cầu cứu, nhưng mọi thứ hiện tại chỉ là khoảng không vô định, Việt ngất đi một lần nữa. Sau lần tỉnh lại này, anh mở mắt thấy mình đang nằm trên giường một bệnh viện.

"Thì ra, một người qua đường tốt bụng đã nhìn thấy và đưa tôi đi cấp cứu. Tôi có cảm giác như vừa từ cõi chết trở về". Anh kể lại.

Thoát "cửa tử" nhưng có những điều khiến anh đau đáu nghĩ về: Nếu lúc ấy không một ai giúp mình thì sao? Nếu những người gặp nạn trên đường nhưng không một ai dừng lại đưa đi cấp cứu, cơ hội sống của họ sẽ vụt mất như thế ư?

Năm 2017, khi xe ôm công nghệ xuất hiện tại Việt Nam, anh đăng ký tham gia. Lý do khi ấy Việt chọn làm xe ôm rất đơn giản, anh nói đây là công việc vừa có thể kiếm sống, vừa có thể hỗ trợ những người tai nạn. Chỗ nào xảy ra tai nạn giao thông, có người bị thương, anh sẽ đưa họ đi cấp cứu. Đồng thời, anh tìm thêm bạn đồng hành, phân phát tem của nhóm, trong đó có số điện thoại để nhờ người dân thông báo. Dần dần số điện thoại của anh được mọi người nhớ đến và gọi khi cần.

“Anh hùng áo cam” Phạm Quốc Việt: Nếu tôi mất đi, vẫn còn 12 người em cốt cán ở lại. FAS Angel luôn sống để cứu người! - Ảnh 1.

Trong vòng 4 năm qua, hơn 30.000 chiếc tem về thông tin nhóm đã được phát cho người dân trên khắp thủ đô và các tỉnh khác. FAS Angel cũng phát triển mạnh, được nhiều người biết đến hơn trong cao điểm mùa dịch Covid-19, khi lực lượng y tế căng mình chống dịch, xe cứu thương khan hiếm. Chính chiếc xe cứu thương cùng những chiếc áo cam đã cơ động ứng cứu giúp đỡ nhiều nạn nhân của tai nạn giao thông trong lúc này.

Anh Việt vừa kể lại hành trình đặc biệt này với chúng tôi, vừa nhắc nhở mọi người kiểm tra lại "túi đồ nghề", những bông băng, nước sát trùng và trang thiết bị cần thiết nhất để sơ cứu. Lúc này là 22 giờ đêm, Hà Nội lạnh 10 độ.

Cuộc trò chuyện của chúng tôi bị cắt ngang khi Đội nhận được thông báo của người dân về một vụ tai nạn xảy ra tại Lê Đức Thọ, cách điểm tập kết của nhóm chừng 3km. Việt thông báo mọi người rồi vội vã lên xe cứu thương. Các thành viên khác cũng nhanh chóng chạy xe máy theo sau, mặc cho gió rít từng cơn lùa vào người lạnh cóng.

Vốn thông thuộc địa hình trong nhiều buổi đi tuần, chưa đầy 7 phút, các thành viên đã có mặt tại hiện trường. Nạn nhân là một người đàn ông chừng 30 tuổi, va chạm xe máy với một ô tô. Nạn nhân nằm tại ven đường, gương mặt đau đớn, tay chân có nhiều vết xước.

Cùng lúc, xe cứu thương y tế 115 cũng có mặt. Nhóm FAS Angel chia nhau, người thì sơ cứu cho nạn nhân, người thì bảo vệ hiện trường, người tạo vành đai để tránh gây ùn tắc giao thông. Ngay sau đó, nhóm hỗ trợ cùng nhân viên y tế 115 đưa nạn nhân lên xe cứu thương tới bệnh viện gần nhất.

Hoàn thành nhiệm vụ, cả nhóm lại quay về điểm tập kết.

 

“Anh hùng áo cam” Phạm Quốc Việt: Nếu tôi mất đi, vẫn còn 12 người em cốt cán ở lại. FAS Angel luôn sống để cứu người! - Ảnh 5.

“Anh hùng áo cam” Phạm Quốc Việt: Nếu tôi mất đi, vẫn còn 12 người em cốt cán ở lại. FAS Angel luôn sống để cứu người! - Ảnh 7.

“Công việc hằng đêm chỉ như vậy thôi đó. Điện thoại reo là chạy!”
Việt cười.

“Tôi không còn đơn độc nữa”

Các thành viên trong đội hầu hết đều có công việc hằng ngày. Họ là những y sĩ, thợ sửa xe mô tô, thanh niên, dân văn phòng… nhưng trước những tai nạn thương tâm, họ tự nguyện tập hợp và tình nguyện cứu hộ, ứng cứu nhanh trên khắp Hà Nội.

Mải mê với công việc mỗi ngày, những thành viên tại đây có rất ít thời gian để nghỉ ngơi hay có một giấc ngủ đủ đầy, trọn vẹn. Thế nhưng, họ luôn tràn đầy năng lượng khi tham gia cứu hộ.

“Anh hùng áo cam” Phạm Quốc Việt: Nếu tôi mất đi, vẫn còn 12 người em cốt cán ở lại. FAS Angel luôn sống để cứu người! - Ảnh 1.

“Tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc khi có gia đình thứ 2 là FAS Angel. Và FAS Angel giống như đứa con tôi sinh ra. Tôi sẽ chăm bẵm, nâng niu, duy trì và phát triển, đặc biệt tôi sẽ dành FAS Angel cho thế hệ sau. Nhất định tôi sẽ làm được điều này vì càng ngày càng có nhiều tình nguyện viên tâm huyết, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi với tôi, không còn giống như năm 2017 - khi tôi phải đơn độc một mình đi cứu người nữa”
 Anh Việt cười, hạnh phúc.

“Anh hùng áo cam” Phạm Quốc Việt: Nếu tôi mất đi, vẫn còn 12 người em cốt cán ở lại. FAS Angel luôn sống để cứu người! - Ảnh 2.

“Mình luôn cố gắng sắp xếp hoàn thành các công việc trong giờ hành chính để có thể dành khoảng thời gian 3 tiếng buổi tối hàng ngày đi trực cùng mọi người trong đội”
 Hân nói.

Biết và đến với FAS Angel cũng là cơ duyên thật tình cờ của Hân. Năm 2014, cô gái trẻ có chuyến đi hỗ trợ tình nguyện tại Lào Cai, trên đường đi cô cùng đoàn chứng kiến một vụ tai nạn lật xe khách tại đèo ở Sapa. Vốn là dược sĩ, cô nhanh chóng tham gia sơ cứu cùng nhiều thành viên khác, mọi nạn nhân trong vụ tai nạn đều được an toàn. Sau lần đó, cô nhận ra rằng bản thân có kiến thức về y tế, về cứu trợ, phải làm được gì đó nhiều hơn nữa cho mọi người xung quanh.

Sau những trải nghiệm hỗ trợ lần đầu đó, trong đầu Hân luôn nung nấu về hành trình cứu người, tình cờ tháng 9 năm 2022, trong một chuyến du lịch Hân có cơ duyên gặp được anh Trần Đức Ân - lúc này là Đội phó của FAS Angel, được nghe anh chia sẻ về đội và nhận thấy mục đích hoạt động của đội phù hợp với bản thân nên đã ngay lập tức đăng ký tham gia làm tình nguyện viên của đội.

Khi tham gia vào đội, cô dược sĩ nhận được hoàn toàn sự ủng hộ từ gia đình vì mọi người đều hiểu công việc đó là gì và có mục đích, ý nghĩa như thế nào. Tuy nhiên, bố mẹ Hân có chút lo lắng cho sức khỏe cũng như giờ giấc sinh hoạt của con gái.

“Theo như lịch hoạt động của đội, mình cần ra điểm trực vào thời gian từ 21h-0h hàng ngày tại điểm trực. Khi tham gia vào đội, mọi người đều được phép chọn trực gần mình nhất, nên mình đã chọn điểm trực khu vực Cầu Diễn, Mỹ Đình, Dương Đình Nghệ,… để trực, những địa điểm này thì chỉ cách nhà mình hơn 1km, quãng đường không quá xa nhà mình nên đó không phải là trở ngại. Về các vụ tai nạn trong đêm, mình là con gái mà nên cũng được ưu tiên hơn 1 chút, thường các bạn nam sẽ xông pha đầu tiên, còn mình trực tin báo, nếu trong trường hợp khẩn cấp đặc biệt không có ai có thể ra hỗ trợ thì sẽ gọi đến các bạn nữ”.

Biết đây là một công việc “lạ lùng”, chiếm hết thời gian rảnh, song Hân vẫn khẳng định, bản thân mình vẫn gắn bó dài lâu.


“Còn sức, mình sẽ còn làm”.
Hân nói.


“Anh hùng áo cam” Phạm Quốc Việt: Nếu tôi mất đi, vẫn còn 12 người em cốt cán ở lại. FAS Angel luôn sống để cứu người! - Ảnh 10.

“Anh hùng áo cam” Phạm Quốc Việt: Nếu tôi mất đi, vẫn còn 12 người em cốt cán ở lại. FAS Angel luôn sống để cứu người! - Ảnh 12.

“Anh hùng áo cam” Phạm Quốc Việt: Nếu tôi mất đi, vẫn còn 12 người em cốt cán ở lại. FAS Angel luôn sống để cứu người! - Ảnh 1.

Là nhân viên kỹ thuật của một công ty tại Hà Nội, với vóc dáng thư sinh, nhưng Tống Văn Cường (sinh năm 1995, Sơn La) lại rất bạo dạn và có nhiều kinh nghiệm sơ cứu nạn nhân.

Cường nhớ như in giây phút lần đầu lướt MXH, đọc được thông điệp ý nghĩa anh Việt và FAS Angel đang mang lại cho cộng đồng. Ngay sau đó, Cường tìm đến anh Việt và mình xin tham gia vào đội.

Thời điểm tham gia đội của Cường cũng là thời điểm đầu của dịch Covid-19 (năm 2019), khi đó, mọi thành viên trong đội đều sử dụng 100% xe máy, chưa có ô tô cứu thương, mọi vật phẩm y tế như băng bông, gạc,… thậm chí là túi bảo hộ đều được các thành viên chung tay đóng góp mua một ít.

Nhiều lần anh em trong đội cũng nản khi gặp quá nhiều khó khăn, nhưng mọi người ngồi lại động viên nhau “Chúng ta đang làm điều tốt”, cùng cố gắng và hành trình của Cường cùng FAS Angel đến mãi bây giờ.

Những chuyến xe xuyên màn đêm đến với người bị nạn, là mỗi lần để lại muôn vàn cảm xúc đối với Cường. Chàng trai trẻ kể:

“Anh hùng áo cam” Phạm Quốc Việt: Nếu tôi mất đi, vẫn còn 12 người em cốt cán ở lại. FAS Angel luôn sống để cứu người! - Ảnh 2.

“Nhiều lần tham gia cứu trợ, đêm về mình còn nghe thấy tiếng thở của nạn nhân. Mỗi khi có tiếng còi xe cứu thương đi qua, đang ngủ mình lại bật dậy và nằm trăn trở cho tới sáng. Có lẽ FAS Angel đã là một người bạn đồng hành, là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mình”.
Chàng trai trẻ kể.

Thời gian đầu đội tham gia ứng cứu, theo anh Việt “nhiệt tình có thừa nhưng rất thiếu kinh nghiệm, lúng túng”.

Hiện tại rất nhiều bạn trẻ đăng ký 'chỉ theo phong trào'. Tất cả những tình nguyện viên tham gia đội phải thực hiện công tác huấn luyện, rèn luyện, kiểm tra từ một cho đến ba tháng. Tôi thường xuyên sẽ kiểm tra các bạn có đạt đủ các cái yếu tố về phẩm chất, cách xử lý tình huống cũng như ứng xử ngoài hiện trường, Anh Việt chia sẻ.

Khi các bạn đầy đủ các tiêu chí đặt ra, tôi sẽ đặt một câu hỏi để xác nhận bạn có thực sự mong muốn làm thành viên của đội hay không. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, dù có làm lâu năm, cống hiến cho đội rất nhiều nhưng tôi thấy không có sự cố gắng hay tính kỷ luật, tôi sẵn sàng cho các bạn nghỉ bởi

Nhiều bạn trẻ mới tham gia FAS Angel đều sợ hãi khi chứng kiến nạn nhân tai nạn giao thông, cơ thể họ bị biến dạng, những vết thương lớn cùng lượng máu ở hiện trường. Để giúp các bạn vượt qua nỗi sợ, anh Việt luôn đưa ra một câu nói mà đến giờ các thành viên phải thuộc lòng: “Hãy coi nạn nhân như người thân của mình, đừng sợ, mình ở đây để giúp đỡ họ.”

Theo anh Việt, điều đáng sợ nhất không phải là nhìn nạn nhân bị biến dạng, thương tích đầy mình mà phải nghe những tiếng rên rỉ, tiếng thở hắt của nạn nhân trong giây phút cuối cùng; là ánh mắt đã nhòe đi vì nước mắt và tiếng khóc cắt từng đoạn ruột của người nhà nạn nhân…

Anh Việt đang có một cửa hàng sửa chữa xe máy, tạm gọi là trạm cứu hộ sửa chữa 01. Đây là một trong những mô hình anh gây dựng để tái tạo lại quỹ cho đội bằng cách dạy nghề sửa chữa xe máy cho các thành viên trong đội. Nó vừa là nơi sửa chữa xe máy cho nạn nhân của các vụ tai nạn, vừa là nơi để các thành viên trong đội có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, tạo được khoảng không gian ổn định vào ban ngày, phòng trường hợp nhận được thông tin vụ tai nạn, các thành viên có thể đi từ cửa hàng đến hiện trường sơ cứu.

“Anh hùng áo cam” Phạm Quốc Việt: Nếu tôi mất đi, vẫn còn 12 người em cốt cán ở lại. FAS Angel luôn sống để cứu người! - Ảnh 15.

“Anh hùng áo cam” Phạm Quốc Việt: Nếu tôi mất đi, vẫn còn 12 người em cốt cán ở lại. FAS Angel luôn sống để cứu người! - Ảnh 17.

Ký ức ám ảnh các thành viên trong vụ cháy chung cư ở Khương Hạ.

Nhớ lại lần khiến anh ám ảnh nhất trong quãng thời gian tham gia cứu nạn, anh Việt nhắc về vụ cháy chung cư mini Khương Hạ khiến 56 người tử vong xảy ra đêm 12/9/2013.


“Đó là vụ cứu hộ ám ảnh nhất trong cuộc đời tôi”.
Anh Việt chia sẻ.

Khoảng 23 giờ 45, anh Việt nhận được thông tin báo từ nhóm trực FAS, một vụ cháy nhà dân xảy ra tại Khương Hạ. Ban đầu, anh chỉ nghĩ rằng đây là một vụ cháy đơn giản có người mắc kẹt, lực lượng chức năng có thể xử lý trong thời gian ngắn. Anh điều một nhóm hỗ trợ cùng chiếc xe cứu thương của Đội từ Ngã Tư Sở đến hiện trường ứng cứu.

Chỉ vài phút sau đó, anh nhận được một cuộc gọi khác trực tiếp báo rằng, đám cháy quá lớn, rất nhiều người mắc kẹt và cần thêm nhiều sự trợ giúp hơn.

Việt lập tức thúc giục các thành viên, điều động nhiều nhân sự cùng các thiết bị sơ cứu. “Trên xe cứu thương của tôi tại điểm trực khu vực Trần Vỹ, lúc đó đang chở một nạn nhân bị gãy tay do tai nạn giao thông. Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của vụ cháy, tôi tức tốc bàn giao nạn nhân cho lực lượng xe máy trong đội để chạy đến hiện trường”.

Khoảng 12 giờ, Anh Việt đến nơi, cũng là lúc anh tận mắt chứng kiến giây phút khủng khiếp nhất vụ cháy gây ra. “Tôi nghe thấy những tiếng la hét, tiếng gào khóc thất thanh của nạn nhân hòa cùng tiếng nổ phát ra từ tòa nhà. Lúc đó, tôi như bị đứng hình…”

Gác lại cảm xúc cá nhân, anh Việt nhanh chóng phối hợp với đội PCCC thực hiện công tác ứng cứu, tiến hành chia nhóm. FAS Angel lúc ấy có 21 người, được chia thành 3 nhóm: “Trực tiếp tiếp cận các tầng của tòa nhà sau khi lực lượng chức năng khống chế ngọn lửa, sẵn sàng thiết bị y tế, chuyển nạn nhân lên xe cấp cứu đang đợi bên ngoài; phụ trách hiện trường vòng ngoài, vận động người dân chuẩn bị nhu yếu phẩm để lực lượng chức năng cùng các tình nguyện viên sử dụng”, mọi công tác hành động khẩn trương.

Khi ngọn lửa tạm thời được khống chế là lúc nhóm phối hợp cùng lực lượng cứu hỏa tiếp cận các tầng của tòa nhà. Anh Việt cùng 4 đồng chí đội PCCC toả ra các tầng trước để thăm dò hiện trường. Sau khi đã đánh dấu tất cả vị trí có nạn nhân, anh cùng các thành viên trong nhóm phối hợp cùng đội PCCC vào hiện trường cứu người, buồn hơn là đưa những thi thể không may mắn ra ngoài.


“Mọi hoạt động đều có sự giám sát 100% từ tôi. Và tôi cũng hướng dẫn chi tiết cho các thành viên, chẳng hạn như cách trùm chăn ra sao, cách dùng ga giường tẩm nước thế nào,… Đồng thời, các tình nguyện viên đều xung phong và cam kết chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn”
Anh Việt nói.

Trong đêm kinh hoàng ngày hôm đó, FAS Angel đã cứu sống tổng cộng được 12 người.

0h30 phút sáng, các thành viên vẫn trong tư thế sẵn sàng nếu cuộc gọi vang lên. Việt chỉ lên chiếc đèn xe cứu thương, nói với chúng tôi:

“Chỉ cần chiếc đèn đỏ này không phát sáng trong đêm, là anh em vui rồi. Buồn nhất là khi đèn cứu thương bật tắt nhiều lần trong ngày…”

Chỉ với 5 thành viên ban đầu, FAS Angel của Việt giờ đã có đội ngũ 28 thành viên là nòng cốt, quản lí các hoạt động trực tiếp, gần 300 tình nguyện viên và có hơn 1500 thành viên là cộng tác viên thường xuyên báo tin, hỗ trợ FAS Angel tiếp cận hiện trường, giúp đỡ người bị nạn.

Trong 28 thành viên nòng cốt, Việt nói, có 12 người em mà anh tin tưởng có thể giao phó FAS Angel nếu anh không thể làm được nữa.

“Anh hùng áo cam” Phạm Quốc Việt: Nếu tôi mất đi, vẫn còn 12 người em cốt cán ở lại. FAS Angel luôn sống để cứu người! - Ảnh 1.

“Nếu tôi chẳng may gặp sự cố, có mất đi, tôi vẫn còn 12 người em cốt cán duy trì. FAS Angel luôn sống, để không một ai bị bỏ lại phía sau”.

Đúng vậy, FAS Angel luôn sống, sống trên những cung đường và trong tim những nạn nhân đã được cứu chữa, trong thời khắc cận kề cái chết.



 

Truyền thông viết về đề cử
    Đơn vị tổ chức
    ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH
    Đơn vị thực hiện
    SPECIAL THANKS TO
    Đơn vị hợp tác sản xuất ÂM NHẠC
    Đơn vị hỗ trợ