WeChoice Awards 2023 là nơi để kể những câu chuyện về lòng dũng cảm và sự tử tế tiếp nối nhau, về những con người dẫu bình thường nhưng vẫn sống một cuộc đời thật trọn vẹn và rực rỡ.

Những
BÀI VIẾT
Những "hiệp sĩ nông dân" thầm lặng ngày đêm phá bẫy giữ hồn thiêng đại ngàn
Những “hiệp sĩ” của Đội tuần tra rừng và tháo gỡ bẫy (CPT) tại rừng phòng hộ huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) đã tháo dỡ và phá hủy gần 6844 bẫy thú, giải cứu nhiều động vật hoang dã.
CREDIT
Bài viết XH
Thiết kế Minh Trang
THÔNG TIN ĐỀ CỬ
Tháng 9/2022, với 5 thành viên hầu hết là những người trẻ Gen Z, Đội tuần tra rừng và tháo gỡ bẫy huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) đã chính thức được thành lập với những hoạt động tích cực nhằm góp phần hiệu quả bảo vệ, nâng cao chất lượng các hệ sinh thái rừng cũng như đảm bảo duy trì ổn định, phát triển quần thể các loài động vật hoang dã sinh sống trong khu vực. Nhiệm vụ của “biệt đội phá bẫy” là liên tục thực hiện những chuyến tuần tra dài ngày xuyên rừng sâu, để tìm kiếm tháo gỡ bẫy, góp phần giúp bảo vệ sự sống của những loài sinh vật dưới tán rừng già.
ĐỂ CỬ
“Biệt đội phá bẫy” ở rừng Tây Giang
HẠNG MỤC
Z-Project - Dự Án Trẻ Vì Cộng Đồng
LƯỢT BÌNH CHỌN

Tây Giang được biết đến là huyện với diện tích rừng nguyên sinh lớn nhất cả nước và cũng là nơi sở hữu những rừng di sản đặc biệt quý hiếm, đi cùng với nó cũng là các hệ thống động vật hoang dã đa dạng vẫn từng ngày được sống dưới bóng xanh của mẹ đại ngàn. 

Vậy nhưng, mẹ rừng thiêng liêng chẳng thể bảo vệ những con vật nhỏ bé ấy khỏi mối đe dọa, rình rập từng giờ. Các loài thú quý hiếm trở thành miếng mồi béo bở của các nhóm người xấu luôn rình rập với mong muốn lấy đi nguồn lợi từ rừng một cách bất hợp pháp. Những chiếc bẫy thú, những sợi dây, tấm lưới… được chăng mắc khắp nơi giữa đại ngàn luôn sẵn sàng để cướp đi sinh mệnh của chúng bất cứ khi nào.

“Còn rừng còn Tây Giang, mất rừng mất Tây Giang” - đây là điều mà bất cứ cán bộ nào thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Giang vẫn luôn tâm niệm. Chính vì lẽ đó, Đội tuần tra rừng và tháo gỡ bẫy dựa vào cộng đồng (viết tắt là Đội CPT) đã được thành lập từ tháng 9/2022.

Dự án nằm trong khuôn khổ Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ, phối hợp với 21 Ban quản lý rừng triển khai các hoạt động tăng cường năng lực cho đối tượng là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ở các tỉnh dự án. Trong đó kết hợp với cộng đồng tuần tra bảo vệ rừng là một trong những hoạt động quan trọng góp phần hiệu quả bảo vệ nâng cao chất lượng các hệ sinh thái rừng cũng như đảm bảo duy trì ổn định và phát triển quần thể các loài động vật hoang dã sinh sống trong khu vực.

Cùng với đó, do nhận thấy chỉ những người sinh ra và lớn lên tại rừng mới có thể giữ được rừng, dự án đã phối hợp với Ban quản lý lựa chọn các thành viên là người cộng đồng địa phương, trong 5 thành viên thì có đến 4 thành viên là người dân tộc thiểu số.

Nhiệm vụ của “biệt đội phá bẫy” là liên tục thực hiện những chuyến tuần tra dài ngày xuyên rừng sâu, để tìm kiếm tháo gỡ bẫy, góp phần giúp bảo vệ sự sống của những loài sinh vật dưới tán rừng già.

Từ tháng 9/2022 đến tháng 12/2023, số lượng đội tuần tra đã tăng lên con số 5 với 25 thành viên. Các đội tuần tra rừng và tháo gỡ bẫy dựa vào cộng đồng tại huyện Tây Giang đã phát hiện và tháo gỡ được 6844 bẫy các loại, 24 lán trại được phát hiện và phá hủy, giải cứu được 5 động vật hoang dã mắc bẫy.

Không chỉ thể hiện rõ vai trò và sức ảnh hưởng của mình đến với tình hình bẫy bắt động vật hoang dã trên địa bàn, hoạt động tuần tra của các “hiệp sĩ” nông dân này còn tác động tích cực đến nhận thức của đồng bào vùng cao trong việc bảo vệ động vật hoang dã. Đến nay, số lượng bẫy đã giảm dần theo các tháng, một số cộng đồng đã không còn đặt bẫy nữa.

Truyền thông viết về đề cử
    Đơn vị tổ chức
    ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH
    Đơn vị thực hiện
    SPECIAL THANKS TO
    Đơn vị hợp tác sản xuất ÂM NHẠC
    Đơn vị hỗ trợ